Giá tôm có xu hướng tăng cao, thị trường xuất khẩu tôm mang lại cơ hội cho doanh nghiệp

thị trường tôm việt nam

Dự đoán thị trường xuất khẩu tôm tại hội nghị trực tuyến Giải pháp phát triển nuôi tôm tháng cuối năm 2021 và năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 10-12, bà Lê Hằng – phó giám đốc Trung tâm VASEPPRO – cho biết tháng 11-2021, xuất khẩu tôm đạt 367 triệu USD, tính chung 11 tháng của năm 2021 xuất khẩu đạt 3,5 tỉ USD. Dự báo cả năm xuất khẩu đạt 3,9 tỉ USD.

Trong năm 2022, bà Hằng dự báo nhu cầu nhập khẩu tôm tại các thị trường Mỹ, EU, Úc, Anh, Canada, Hàn Quốc tiếp tục tăng. Riêng thị trường Trung Quốc có khả năng khả quan hơn năm 2021. Xuất khẩu cả năm 2022 có thể đạt 4,3 tỉ USD.

“Đề nghị Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản đầu tư mới, nâng cấp các cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, đẩy mạnh việc cấp mã số vùng nuôi để truy xuất nguồn gốc. Có chính sách đầu tư, khích lệ sản xuất những loài có thế mạnh và nổi trội của Việt Nam”, bà Hằng kiến nghị.

Ông Võ Quang Huy, chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, đề xuất Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản cùng các viện nghiên cứu phát triển các phần mềm quản lý kỹ thuật nuôi tôm. Qua đây, người nuôi có thể ứng dụng và tìm kiếm được các giải pháp để nuôi tôm hiệu quả.

Ông Trần Công Khôi – phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) – cho biết nuôi tôm vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên. Giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết thị trường xuất khẩu tôm đang có nhiều thuận lợi. Giá tôm có xu hướng tăng cao là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm tận dụng tốt cơ hội nhanh chóng phục hồi sau đợt giãn cách xã hội kéo dài.

Theo ông Tiến, với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia sẽ là cơ hội thuận lợi nâng cao năng lực tổ chức sản xuất đảm bảo theo chuỗi, truy xuất được nguồn gốc với quy trình từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y phòng bệnh, an toàn sinh học đến thu hoạch, sơ chế và chế biến phục vụ xuất khẩu.

Trên cơ sở đánh giá chung về thị trường, các nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến chuẩn bị những giải pháp kỹ thuật và xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường xuất khẩu tôm một cách chủ động hơn.

Để khai thác tốt cơ hội thị trường và vượt qua thách thức, phấn đấu đạt mục tiêu năm 2022, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng khi nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm thì năng suất và chất lượng là hai yếu tố then chốt. Vì vậy, các đơn vị, địa phương phải chú trọng các yếu tố nguyên liệu đầu vào đặc biệt là con giống, hạ tầng trong chuỗi sản xuất tôm.

Trả lời

Tìm kiếm

giá tôm sú giống moana

Tôm sú Moana

tôm giống sis

Tôm thẻ chân trắng

Liên hệ

Công ty Thiên Long cung cấp tôm giống chất lượng cao