ctythuysanthienlong@gmail.com

Bí quyết nuôi tôm thẻ chân trắng

Công ty tôm giống Thiên Long chuyên cung cấp tôm Moana và tôm thẻ chân trắng

Kinh nghiệm lâu năm trong nuôi tôm sú là lợi thế của người nuôi khi bắt đầu chuyển sang nuôi tôm chân trắng, nhưng để thành công hơn khi chuyển sang nuôi đối tượng này thì người nuôi cần tìm hiểu thật kỹ về đặc tính sinh học cũng như có các bước chuẩn bị cần thiết.

Bài viết này sẽ giới thiệu một số bí quyết nuôi tôm thẻ chân trắng để người nuôi tham khảo. Trong đó, có 2 vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi nuôi tôm thẻ đó là nhu cầu oxy và nhu cầu khoáng

1. Nhu cầu oxy

So với tôm sú, tôm chân trắng là loài ưa hoạt động và được nuôi ở mật độ cao nên đòi hỏi nhiều ôxy hơn. Để tôm phát triển tốt, lượng ôxy trong tầng nước tối thiểu đạt 4 ppm và ở tầng đáy thấp nhất là 3 pp. Nếu hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm bị đục cơ (cơ thể chuyển thành màu trắng đục) và chết khi lột xác.

Nguồn cung cấp ôxy từ tảo không ổn định khi trời có nhiều mây mù hay mưa bão. Để an toàn, người nuôi cần chủ động bố trí đủ máy quạt nước. Theo ước tính, cứ 1 HP (mã lực) máy quạt nước thì cung cấp ôxy tối đa cho 400 kg tôm trong ao, nếu dùng điện thì 1 KW (tương đương 1,3 HP) cung cấp ôxy cho 500 kg tôm.

Người nuôi cần chủ động lắp đặt thêm quạt nước nếu lượng tôm trong ao vượt quá công suất của máy. Trường hợp độ sâu mức nước ao lớn hơn 1,4 m và đang sử dụng quạt lá hay quạt cánh nhựa (khả năng đưa ôxy xuống sâu 1,2 m) thì nên kết hợp lắp đặt thêm quạt lông nhím để cung cấp đầy đủ lượng ôxy xuống sâu đáy ao.

Do đó, người nuôi nên lắp đặt xen kẽ cả 2 loại quạt này để vừa đảm bảo lượng ôxy và vừa đảm bảo dòng chảy trong ao.

Các ao nuôi tôm chân trắng thường chạy quạt nước liên tục trong suốt quá trình nuôi. Nếu tắt hết máy quạt nước thì khi chạy lại tiếng động sẽ làm tôm “giật mình”, va chạm lẫn nhau và có thể gây tổn thương do gai chủy đầu.

Việc bố trí máy quạt nước hợp lý sẽ giúp thu gom chất thải vào khu vực giữa ao, tạo vùng đáy ao sạch đủ rộng để tôm sinh sống. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ ôxy, để giảm bớt áp lực chất thải trong ao nuôi tôm chân trắng người nuôi cần kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn và sử dụng vi sinh định kỳ trong suốt vụ nuôi.

2. Nhu cầu khoáng

Được nuôi ở mật độ cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh và quá trình lột xác diễn ra liên tục nên nhu cầu khoáng của tôm chân trắng cao hơn hẳn so với tôm sú.

Tôm chân trắng thiếu khoáng thường bị sốc, dễ cong thân, đục cơ và thường mềm vỏ sau lột xác, gây tỷ lệ chết cao.

Vào mùa mưa lũ, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nhiều hệ thống sông ngòi nên độ mặn nước ao giảm xuống thấp và kéo theo hàm lượng khoáng cũng giảm đi rất nhiều. Người nuôi cần chủ động bổ sung khoáng thường xuyên vào nước ao để đảm bảo lượng khoáng cho chu kỳ lột xác của tôm.

Khi trời nắng nóng, nếu người nuôi nhấc vó  lên khỏi mặt nước quá nhanh thì tôm dễ bị sốc, bị cong thân và kèm theo hiện tượng đục cơ. Những con tôm cong thân không có khả năng trở lại bình thường và sẽ chết sau đó cho dù người nuôi có thả lại xuống ao.

Để khắc phục hiện tượng này trước tiên người nuôi cần phải bón vôi để ổn định pH 7,5 – 8,3, sau đó bổ sung khoáng để duy trì ổn định độ kiềm trên 100 ppm. Đồng thời trộn vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng. Khi bón vôi cũng cần lưu ý hoà vào nước rồi tạt đều trước máy quạt nước nhằm tránh sốc tôm.

Trả lời

Tìm kiếm

giá tôm sú giống moana

Tôm sú Moana

tôm giống sis

Tôm thẻ chân trắng

Liên hệ

Công ty Thiên Long cung cấp tôm giống chất lượng cao